Đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng) hay còn gọi là đảo Ngọc. Hòn đảo xinh đẹp này nằm giữa hai đảo đá nhỏ là Hòn Nét và đảo Phượng Hoàng thuộc huyện Vân Đồn. Trên cao nhìn xuống, đảo Ngọc đẹp như một tấm khăn choàng nhung, có nhiều đường diềm sáng trắng như đang trôi nổi bồng bềnh trên mặt nước.
Phía đông của đảo có bãi cát dài tới hàng cây số, cát trắng tinh khiết trải dài ra tận bến. Từ mỏm Mắt Rồng có thể bao quát hết cả vùng đảo Cô Tô. Trung tâm đảo Ngọc có một cây si um tùm, dưới cây si này năm 1962, Hồ Chủ tịch đã ra thăm đảo và đứng ở đây nói chuyện cùng nhân dân.
Sở dĩ có tên là đảo Ngọc vì xưa kia, vùng đảo này có vô số các loài trai ngọc quý hiếm, đêm đêm ngọc phát sáng cả một vùng trời, vì vậy nơi đây còn có nhiều đảo mang tên Ngọc như Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), Minh Châu (Ngọc Châu)...
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảo Ngọc Vừng thuộc tuyến đảo tiền tiêu bảo vệ vùng trời phía đông của Tổ quốc, đã anh dũng chiến đấu và được phong tặng danh hiệu đảo anh hùng.
Cũng tại bãi cát trắng mịn phía đông của đảo, năm 1937 lần đầu tiên những công cụ bằng đá thuộc thời kỳ Văn hóa Hạ Long, hậu kỳ đồ đá mới được phát hiện, mở đầu cho công cuộc khai quật, nghiên cứu khảo cổ tìm hiểu những bí mật về Hạ Long cổ đại. Trên đảo còn có di tích cổ là bến Cống Yên thuộc thương cảng cổ Vân Đồn.
Phía đông của đảo có bãi cát dài tới hàng cây số, cát trắng tinh khiết trải dài ra tận bến. Từ mỏm Mắt Rồng có thể bao quát hết cả vùng đảo Cô Tô. Trung tâm đảo Ngọc có một cây si um tùm, dưới cây si này năm 1962, Hồ Chủ tịch đã ra thăm đảo và đứng ở đây nói chuyện cùng nhân dân.
Sở dĩ có tên là đảo Ngọc vì xưa kia, vùng đảo này có vô số các loài trai ngọc quý hiếm, đêm đêm ngọc phát sáng cả một vùng trời, vì vậy nơi đây còn có nhiều đảo mang tên Ngọc như Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), Minh Châu (Ngọc Châu)...
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảo Ngọc Vừng thuộc tuyến đảo tiền tiêu bảo vệ vùng trời phía đông của Tổ quốc, đã anh dũng chiến đấu và được phong tặng danh hiệu đảo anh hùng.
Cũng tại bãi cát trắng mịn phía đông của đảo, năm 1937 lần đầu tiên những công cụ bằng đá thuộc thời kỳ Văn hóa Hạ Long, hậu kỳ đồ đá mới được phát hiện, mở đầu cho công cuộc khai quật, nghiên cứu khảo cổ tìm hiểu những bí mật về Hạ Long cổ đại. Trên đảo còn có di tích cổ là bến Cống Yên thuộc thương cảng cổ Vân Đồn.
No comments:
Post a Comment